Windows cung cấp rất nhiều phương pháp tìm kiếm cho người dùng.
Hiện nay,Windows là hệ điều hành máy tính phổ biến số một thế giới với vô số các công cụ hỗ trợ đi kèm. Điển hình như sau một quá trình sử dụng, ổ cứng của bạn sẽ được lấp đầu bởi vô số các tập tin hay phần mềm mà nhiều khi bạn sẽ không nhớ mình đã để chúng ở chỗ nào, lúc này Windows sẽ cho thấy giá trị của mình với rất nhiều công cụ giúp bạn tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được một số mẹo nhỏ thì việc tìm kiếm lại càng trở nên đơn giản và ít tốn thời gian hơn rất nhiều lần.
Dưới đây là 7 thủ thuật hỗ trợ tìm kiếm trên hệ điều hành Windows.
1. Sử dụng các toán tử logic để tìm kiếmViệc sử dụng các toán tử logic như AND, OR, NOT sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin một cách bao quát hoặc có chọn lọc hơn. Bạn có thể xem chúng như những thuật ngữ tìm kiếm với công dụng như sau
Lưu ý: Các toán tử logic AND, OR, NOT cần được viết hoa.
2. Sử dụng ký tự đại diện (Wildcard)Khi bạn không chắc chắn hoặc không nhớ rõ tên đối tượng cần tìm kiếm bạn có thể sử dụng các kí tự đại diện: kí tự “?” đại diện cho 1 kí tự bất kì, kí tự “*” đại diện cho nhiều kí tự bất kì.
Ví dụ: Bạn có một file MP3 và một file Word và chỉ nhớ mang máng nó có một phần tên gọi là “từ vựng”. Bạn đang cần tìm file MP3, bạn có thể sử dụng cụm từ truy vấn tìm kiếm là “*.MP3 từ vựng”
3. Tìm kiếu theo loại
Cách tìm kiếm này đặc biệt hữu dụng khi bạn muốn “search” các loại tập tin cụ thể. Để tìm kiếm theo thể loại dữ liệu như music, video, văn bản (docs), bảng tính (spreadsheet), tài liệu thuyết trình (presentation), thư mục (folders), chương trình (programs)…, các bạn cần sử dụng cú pháp kind:<value>.
Nếu bạn muốn tìm kiếm file tài liệu doc, docx, xls, pdf, bạn có thể đánh cụm truy vấn “kind: doc” vào thanh task để tìm kiếm tài liệu, “kind:contacts” để tìm kiếm địa chỉ liên lạc hay “kind:E-mail” để tìm kiếm email.
Một số cụm truy vấn tìm kiếm theo loại trong Windows.
Bạn có thể tìm thấy danh sách rất nhiều các loại tìm kiếm bằng cách gõ “kind:” trong hộp tìm kiếm.
4. Tìm kiếm chính xác với dấu ngoặc kép
Giống như tìm kiếm trên Google, việc đặt dấu ngoặc kép vào các cụm từ sẽ mang đến kết quả tìm kiếm chính xác theo trật tự đã định. Việc tìm kiếm bằng dấu ngoặc kép có thể loại trừ các kết quả có liên quan. Ví dụ: tìm kiếm "Alexander Bell" sẽ bỏ qua các trang đề cập đến Alexander G. Bell.
5. Sử dụng toán tử kích thước (size) để áp đặt điều kiện tìm kiếm
Bên cạnh một số cách tìm kiếm như trên, bạn có thể áp dụng thêm cách tìm kiếm theo kích thước tập tin. Sử dụng cụm “size: > 50”, bạn có thể tìm kiếm các file lớn hơn 50 KB, “size: > 50MB” giúp bạn tìm file lớn hơn 50 MB. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng “size: medium”, “size: large” để tinh chỉnh hỗ trợ cho công việc tìm kiếm.
Toán tử “Size” cho phép người dùng tìm kiếm theo kích thước.
Việc tìm theo giới hạn dụng lượng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần diễn đạt bằng các dấu đẳng thức và bất đẳng thức toán học hay thậm chí chỉ cần “chấm ba chấm” là đủ. Chẳng hạn nếu bạn muốn tìm một bộ phim có dụng lượng tầm 700 MB thì có thể gõ kind:video size:>=666MB <= 777MB hoặc size:666MB…777MB.
Mặt khác, bạn cũng có thể kết hợp các tiêu chí khác với phương pháp tìm kiếm theo kích thước để thu hẹp kết quả tìm kiếm của Windows.
6. Tìm và truy cập ứng dụng nhanh thông qua menu Start
Sử dụng thanh search trong menu Start của Windows mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Khả năng tìm kiếm bằng thanh “Search program and files” của menu Start được tối ưu hóa và trở nên thông minh hơn.
Chẳng hạn khi gõ từ “media”, cái bạn nhận được ưu tiên ở dòng trên cùng có thể là Windows Media Player và bạn có thể nhấn Enter để truy cập ngay vào trình nghe nhạc này.
Trong trường hợp khác, bạn muốn mở Photoshop, thay vì gõ từ truy vấn tìm kiếm “Adobe”, bạn có thể chỉ cần gõ photo và kết quả phần mềm Photoshop được đặt ngay ở đầu.
7. Tìm kiếm theo thuộc tính tập tin
Cần lưu ý rằng, với mỗi từ khóa không kèm theo bất kỳ tham số lọc nào, Windows sẽ cho ra kết quả được lọc từ cả tên tập tin (Name), kiểu tập tin (Type) và tất cả các thuộc tính liên quan đến tập tin đó như tác giả (Authors), sinh nhật (birthday) hay hasattachment (email) …
Để xem đầy đủ những thuộc tính này, trên cửa sổ Windows Explorer, các bạn chọn chế độ xem là Details, kích chuột phải vào thanh thuộc tính và chọn More. Bạn sẽ thấy rất nhiều các thuộc tính tìm kiếm mà Windows cung cấp cho người dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét