Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Cách thiết kế các bản vẻ điện ?

Nguyên tắc chung theo tui là thế này:
1. Chuẩn bị:
- Phải có thiết kế bản vẽ nguyên lý của hệ thống điện trong Thiết kế kỹ thuật chung của tòa nhà. Trong đó, thể hiện được các thành phần chính của HTĐ: Phòng đặt tủ điện, MBA, máy nổ, dây trục, dây nhánh đến các thiết bị chính,... thể hiện nhu cầu cấp điện cho các phòng.
- Phải có bản vẽ thiết kế chi tiết phần xây dựng của tòa nhà hay nhà máy: Rõ về kích thước các phòng, rãnh cáp, trần, các hệ thống khác có ảnh hưởng (thông gió, điều nhiệt, ống nước, thông tin...). Bản vẽ thiết kế điện phải vẽ trên cơ sở các bản vẽ xây dựng này.



2. Tính toán thiết kế:
- Tính toán chuẩn xác lại các thiết bị, vật tư cần thiết để cấp nguồn, bảo vệ: MBA, tủ cấp nguồn, CB, tiếp địa, cáp trục, cáp nhánh, áptomat, ổ cắm,... (nhớ là phải có hệ số dự phòng mở rộng).
- Lập bản vẽ phòng nguồn: vị trí đặt MBA, tủ nguồn, tiếp địa, đi cáp lực, đấu nối cáp trong tủ...
- Lập bản vẽ đi cáp trục: đi từ đâu đến đâu, vị trí chính xác, cố định cáp bằng cái gì, ...
- Lập bản vẽ cáp nhánh: cũng như trên.
- Lập bản vẽ bố trí điện cho các phòng: đi cáp đến các vị trí đặt áptomat, ổ cắm, công tắc, đấu nối bảng điện, đấu nối đến các thiết bị chiếu sáng, thông gió, điều hoà,...
- Lập bản vẽ cấp nguồn cho các thiết bị đặc biệt: như máy điều hòa trung tâm, phòng máy tính chủ,...
Các bản vẽ này phải chi tiết về kích thước, vị trí đặt, rõ ràng về đấu nối...
Vậy được chưa nhỉ??? Tốt nhất là bạn hãy tìm 1 bộ bản vẽ ở một công trình nào đó tham khảo, biết ngay ấy mà!!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét